1. TỔNG QUAN
Rối loạn cơ thể hóa là một thể lâm sàng của rối loạn dạng cơ thể. Từ “dạng” có nghĩa là “đồng dạng”, tức là “giống”. Bệnh có biểu hiện bằng những triệu chứng giống triệu chứng bệnh của các cơ quan bộ phận trong cơ thể nhưng khi khám xét các cơ quan bộ phận đó không thấy tổn thương hoặc bệnh lý gì, dù có khám và xét nghiệm chụp chiếu nhiều lần cũng không thấy tổn thương. Nếu có tổn thương thì cũng không phù hợp, không giải thích hết được những than phiền của người bệnh.
Những người có tính cách hay lo, chi ly, cầu toàn, cẩn thận quá mức… là những người có nguy cơ cao bị bệnh này. Trên nền tính cách như trên thì khi xuất hiện nhiều triệu chứng khó chịu như các triệu chứng tim mạch, triệu chứng dạ dày ruột, triệu chứng thần kinh… sẽ làm cho người bệnh rất lo lắng với nhiều câu hỏi trong đầu (không biết mình bị bệnh gì? Tại sao mình lại khó chịu thế này…), chính những suy nghĩ này làm người bệnh rất đau khổ. Nhất là khi đi khám nhiều nơi các bác sỹ đều giải thích là không có tổn thương cơ quan bộ phận gì, làm cho bệnh nhân càng lo lắng và căng thẳng nhiều hơn. Do đó nếu bệnh này để lâu sẽ làm người bệnh dễ có các biểu hiện của lo âu và trầm cảm kèm theo.
Có những người bệnh tức giận, yêu cầu các bác sĩ xét nghiệm và nghiên cứu thêm nữa về vấn đề của mình. Có trường hợp suốt ngày than phiền về triệu chứng đau rát và cồn cào ở trong dạ dày của mình, nội soi nhiều lần chỉ thấy viêm nhẹ…. Trước sự đau đớn của người bệnh một số nhà ngoại khoa đã quyết định cắt 2/3 dạ dày người bệnh với hy vọng giải quyết được nỗi đau của người bệnh, nhưng kết quả thật bất ngờ - sau khi cắt dạ dày các triệu chứng lúc ban đầu vẫn còn nguyên, bệnh nhân vẫn cảm nhận được những khó chịu ở vùng dạ dày đã bị cắt như lúc ban đầu.
Chính vì sự các triệu chứng cơ thể là hiện hữu, dai dẳng nên người bệnh bị rối loạn này thường đi khám xét và điều trị ở nhiều nơi. Theo một số thống kê về chi phí y tế thì số tiền người bệnh đi khám xét tốn gấp 8 đến 10 lần số tiến chữa ổn định bệnh tại chuyên khoa tâm thần. 2. NGUYÊN NHÂN
Có liên quan chặt chẽ với các stress tâm lý trong đời sống xã hội và trong sinh hoạt hàng ngày. 3. CHẨN ĐOÁN THEO ICD10
☘️ Ít nhất hai năm có các triệu chứng cơ thể nhiều loại và thay đổi mà không tìm thấy một giải thích thỏa đáng nào về mặt cơ thể.
☘️ Dai dẳng từ chối chấp nhận lời khuyên hoặc lời trấn an của bác sĩ rằng không có bệnh về mặt cơ thể.
☘️ Một số mức độ tật chứng của hoạt động xã hội và gia đình có thể quy vào bản chất của các triệu chứng và hành vi đã gây ra. 4. TIẾN TRIỂN
☘️Rối loạn cơ thể hóa là một bệnh mãn tính, quá trình bệnh kéo dài nhiều năm và thường khó điều trị vì liên quan rất nhiều đến tính cách của người bệnh, sự tin rằng đây là bệnh tâm lý chứ không phải mệt bệnh cơ thể thực sự.
☘️ Cần đề phòng và tránh biến chứng do:
+ Phát hiện muộn, điều trị không kịp thời, bệnh nhân đi khám nhiều chuyên khoa gây tốn kém về kinh tế, có thể dẫn đến lo âu và trầm cảm.
+ Không điều trị đủ thời gian, không tuân thủ kế hoạch điều trị.
+ Biến chứng của việc lạm dụng thuốc giải lo âu (seduxen và các thuốc ngủ gây nghiện khác) 5. PHÒNG BỆNH
☘️ Kiểm soát stress, rèn luyện nhân cách
☘️ Có kiến thức để hiểu về bệnh và các nguy cơ gây bệnh. Cơ thể là một khối thống nhất, khi tinh thần bất ổn thì có thể biểu hiện bằng nhiều triệu chứng cơ thể và ngược lại, khi cơ thể bất ổn cũng làm cho tinh thần bị ảnh hưởng. ------------------------------------------------------------------------------------------------ PHÒNG KHÁM MINH TÂM
✅ Địa chỉ Phòng khám Minh Tâm: NV3A khu nhà ở thấp tầng Licogi 13 – số 164 Khuất Duy Tiến, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội (ngang cột 202 đường vành đai 3 - gần ngã tư Khuất Duy Tiến - Lê Văn Lương)
✅ Hotline: 0904.113.629 - 0965.008.669
✅ Fanpage: https:/www.facebook.com/pkbsminhtam
✅ Youtube: Phòng khám TS.BS Dương Minh Tâm
✅ Email: lienhe.pkminhtam@gmail.com ⏰Lịch khám bệnh trực tiếp từ bác sĩ và phòng khám Minh Tâm:
+ Thứ Hai đến thứ Sáu: 17-19h
+ Thứ Bảy: Phòng khám nghỉ
+ Chủ nhật: sáng 8-11h; chiều 15-18h
--- TÂM TRÍ KHỎE - SỐNG AN VUI ---
#pkbsminhtam #phongkhamminhtam