Thế nào là rối loạn sự thích ứng? Các liệu pháp để cải thiện ra sao?
1. Thế nào là rối loạn sự thích ứng?
Trong đời sống hàng ngày chúng ta có thể phải đối diện với nhiều loại stress khác nhau. Ngay khi bị stress thì cơ thể và tinh thần chúng ta xuất hiện một số khó chịu nhưng sau đó bằng cơ chế tự điều chỉnh, hoặc xây dựng được con đường phòng vệ, hay chúng ta tìm được giải pháp giải quyết stress thì các khó chịu đó giảm dần và mất đi. Đó gọi là phản ứng stress cấp. Nên stress không phải hoàn toàn là xấu, mà trong đời sống và phát triển con người đó là những phép thử đòi hỏi con người càng phải hoàn thiện, nếu ai vượt qua nó thì ngày càng trưởng thành và thích nghi hơn.
Nhưng trong một số trường hợp, chúng ta phải đối diện với những stress làm thay đổi đáng kể cuộc sống của mình, đòi hỏi mình phải thích ứng như bệnh tật, chia ly, mất người thân, con cái hư, môi trường làm việc ít thuận lợi, di cư đến nơi ở mới, chuyển công tác… các stress này gây ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của các cá nhân chịu stress. Với người thích ứng được thì nó sẽ biểu hiện như phản ứng stress cấp kể trên, còn những cá nhân dễ bị tổn thương sẽ khó vượt qua và thích ứng được do đó các biểu hiện căng thẳng ngày một tăng dần với biểu hiện trầm buồn, lo âu, phiền muộn mà cảm giác không có khả năng đối phó, không đoán trước được gì sẽ xảy ra làm cho giảm sút hiệu quả công việc và chất lượng cuộc sống một cách đáng kể. Người bệnh có thể cảm thấy mình lâm vào tình trạng bi đát, hoặc ngược lại dễ nóng giận thô bạo, hành vi chống đối, tấn công. Ở trẻ em thì lại thường biểu hiện bằng đái dầm, nói không liên quan, mút ngón tay,...
Thông thường bệnh bắt đầu trong vòng một tháng sau khi bị stress hoặc sự thay đổi trong đời sống và các triệu chứng thường biểu hiện rõ trong 6 tháng, trừ trường hợp phản ứng trầm cảm kéo dài mới biểu hiện kéo dài sau 6 tháng. Tùy theo biểu hiện lâm sàng mà có các thể lâm sàng sau:
- Rối loạn sự thích ứng với phản ứng trầm cảm ngắn
- Rối loạn sự thích ứng với phản ứng trầm cảm kéo dài
- Rối loạn sự thích ứng với phản ứng hỗn hợp lo âu - trầm cảm
- Rối loạn sự thích ứng với phản ứng cảm xúc khác chiếm ưu thế
- Rối loạn sự thích ứng với rối loạn hành vi chiếm ưu thế
- Rối loạn sự thích ứng với hỗn hợp cảm xúc và hành vi
2. Điều trị
Liệu pháp nhận thức hành vi là quan trọng và có hiệu quả tốt trong trường hợp này. Liệu pháp này sẽ được bác sĩ thực hiện trong mỗi buổi khám bệnh để người bệnh nhận ra vấn đề của mình từ đó có hành vi phù hợp, thay thế cho những suy nghĩ và hành vi không hợp lý do bệnh gây ra.
3. Các liệu pháp để cải thiện rối loạn sự thích ứng
☘️ Điều chỉnh lối sống: nghỉ ngơi hợp lý, cân bằng hài hòa giữa lao động và nghỉ ngơi, thư giãn để tăng cường sức đề kháng với stress, ăn uống, dinh dưỡng, tập thể dục hay giữ cơ thể khỏe mạnh, không để tăng cân hay xuống cân quá nhanh, quản lý tốt thời gian.
☘️ Liệu pháp thư giãn: có tác dụng làm giảm nhịp tim, nhịp thở để đối kháng lại phản ứng stress. Có 2 nhóm là thư giãn động và thư giãn tĩnh. Thư giãn tĩnh là tập trung vào việc ngồi hoặc nằm yên tĩnh tập trung vào viêc kiểm soát việc thở (Thiền, Yoga). Thư giãn động tập trung vào việc dịch chuyển và làm căng cơ.
☘️Thuốc: cần sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ, thuốc không chỉ giúp cải thiện triệu chứng mà còn nhằm mục đích nâng cao khả năng chống đỡ của tinh thần trước các sang chấn, giúp người bệnh vượt qua hiện trạng dễ dàng hơn. ------------------------------------------------------------------------------------------------ PHÒNG KHÁM MINH TÂM
✅ Địa chỉ Phòng khám Minh Tâm: NV3A khu nhà ở thấp tầng Licogi 13 – số 164 Khuất Duy Tiến, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội (ngang cột 202 đường vành đai 3 - gần ngã tư Khuất Duy Tiến - Lê Văn Lương)
✅ Hotline: 0904.113.629 - 0965.008.669
✅ Fanpage: https:/www.facebook.com/pkbsminhtam
✅ Youtube: Phòng khám TS.BS Dương Minh Tâm
✅ Email: lienhe.pkminhtam@gmail.com ⏰Lịch khám bệnh trực tiếp từ bác sĩ và phòng khám Minh Tâm:
+ Thứ Hai đến thứ Sáu: 17-19h
+ Thứ Bảy: Phòng khám nghỉ
+ Chủ nhật: sáng 8-11h; chiều 15-18h
--- TÂM TRÍ KHỎE - SỐNG AN VUI ---
#pkbsminhtam #phongkhamminhtam